Câu 1: Hiện tượng di truyền liên kết đã được phát hiện bởi:
A. Mendel
B. Moocgan
C. Dacuyn
D. Vavilop
Câu 2: Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình
A. Đậu Hà Lan
B. Chuột bạch
C. Tinh tinh
D. Ruồi giấm
Câu 3: Nghiên cứu của Moocgan đã được phát hiện năm:
A. 1910
B. 1920
C. 1930
D. 1940
Câu 4: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về :
A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt
B. Hình dạng và vị của quả
C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh
D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa
Câu 5: Ruồi giấm được xem là đối tượng nghiên cứu thuận lợi vì:
A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm
B. Số NST ít dễ phát sinh biến dị
C. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 6: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:
A. Đều có thân xám, cánh dài
B. Đều có thân đen, cánh ngắn
C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn
D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài
Câu 7: Hiện tượng di truyền liên kết là do:
A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau
B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST
C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân
D. Các gen tổ hợp tự do trong thụ tinh
Câu 8: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau. Moocgan thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
B. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài
C. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
D. 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài
Câu 9: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên :
A. Nhóm gen liên kết
B. Cặp NST tương đồng
C. Các cặp gen tương phản
D. Nhóm gen độc lập
Câu 10: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:
A. Làm tăng biến dị tổ hợp
B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật
C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét