Câu 1: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân?
- Mô tả câu trúc điển hình của NST: gồm một nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong bộ thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai.
Câu 2: Nêu vai trò của NST đổi với sự di truyền các tỉnh trạng?
- NST là cấu trúc mang gen và tự nhân đôi được, nhờ đó các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể.
Câu 3: Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào ?Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
- Ở 2 kì là Kì giữa và kì trung gian :
+ kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
+ kì trung gian thì NSt duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh
- Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.
Câu 4: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân?
- Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), tức là ở tế bào con số lượng NST giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ.
- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì cửa giảm phân: giảm phân gồm hai lẩn phân bào liên tiếp.
+ Giảm phân I gồm:
Kì đầu: có sự tiếp hợp cùa các NST kép tương đồng.
Kì giữa: các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào.
Kì cuối 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.
+ Giảm phân II:
Ki đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phảng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: từng NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào
Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n.
Câu 5:Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tê bào con được tạo thành qua giảm phân?
- Do sự phân li độc lâp và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào, nên tố hợp NST ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng:
- (AA)(BB), (aa)(bb)
- (AA)(bb), (aa)(BB)
=>Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tử AB, Ab, aB và ab.Trong thực tế, tế bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đổng thì số loại giao tử được tạo ra là 2n.
Câu 6: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
- Giống nhau:
+ Đều là quá trình phân bào.
+ Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
- Khác nhau
Câu 7: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
- Giao tử đực (tinh trùng)
+ 1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào
+ Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thàn tinh bào bậc 1
+ Mỗi tinh bào bậc 1 trai qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2
+ Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng
- Giao tử cái (trứng)
+ 1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào.
+ Noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1
+ Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1
+ Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2
+ Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2
+Các thể cực sẽ bị tiêu biến.
Câu 8: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh vật sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
-Bộ NST của các loài đều có số lượng là 2n NST ( số lượng này có sự khác nhau ở mỗi loài
-Qua giảm phân thì mỗi cá thể của mỗi loài sẽ cho bộ NST đơn bội là n NST (só lượng này cũng khác nhau ở môi loài)
-Sinh sản hữu tính là có sự kết hợp 2 bộ NST sắc thể đơn bội của 2 cá thể khác nhau nhưng cùng loài (tức có cùng số lượng 2n và n)
=> 2 cá thể ,mỗi cá thể cho 1 giao tử là n (có số lượng NST giống nhau tuy khác nguồn gốc do nó cùng loài ) => n+n = 2n (bộ NST ban đầu và đặc trưng của loài )
Câu 9: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào ?
- Trong quá trình tạo giao tử có sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các NST
- Trong quá trình thụ tinh có sự tổ hợp tự do ,ngẫu nhiên của các giao tử không cùng nguồn gốc
- Hiện tượng trao đổi chéo ở NST kép tương đồng ở giảm phân 1
Câu 10: Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1
- Ta có bố cho 2 loại giao tử(X,Y) ,mẹ cho 1 loại giao tử (X)=> Hợp tử XX và hợp tử XY chiếm số % ngang nhau là 50%
- Hai hợp tử trên có sức sống ngang nhau
Câu 11: Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ dực ,cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
- Ở động vật ,giói tính không chỉ đc quy định bằng phương pháp di truyền mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể .
Ví dụ :NHiệt độ ,hoocmoon ,ánh sáng ,môi trường sống...............có thể làm thay đổi giới tính các loài sinh vật.
Ví dụ : trong 1 bể cá vàng ,ngăn bể làm 2 :1 nửa để cá cái ,1 nửa để cá đực .Che 2 nửa để chúng không nhìn thấy nhau .1 thời gian sau ,ben bể toàn cá cái xuất hiện vài con cá đực và bên bể cá đực xuất hiện vài con cá cái .
Vì vậy ,con người đã tìm hiểu về các yếu tố đó để có thể chủ động quy định giới tính của các loài sinh vật
- Ý nghĩa:điều chỉnh để phù hợp với mục đích sản xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét