Like và share

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Câu hỏi ôn tập bài Đột biến gen

Câu 1: Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.
Đột biến gen là những biến đối trong câu trúc gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất phát một cách tự nhiên do con người gây ra.
- Ví dụ: Do nhiễm chất độc màu da cam gây đột biến gen dẫn đến biến đổi kiểu hình ở người là cụt hai bàn tay bẩm sinh
Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt?
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Chẳng hạn:
  + Đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh, làm cho chúng không nhảy được qua hàng rào để vào phá vườn.
  + Đột biến tăng khả năng thích ứng đôì với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giông lúa Tám thơm Hải Hậu dã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến trồng được 2 vụ/năm, trên nhiều điều kiện đất đai, kể cả vùng đất trung du và miền núi.
Câu 3: Hãy nêu một số ví dụ về đột biến phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
- Đột biến do con người tạo ra:
  + Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.
  + Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre).
- Đột biến phát sinh trong tự nhiên:
  + Bò 6 chân
  + Củ khoai có hình dạng giống người.
  + Người có bàn tay 6 ngón.


Bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét