Like và share

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Câu hỏi ôn tập bài Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 1: Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
- Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở dạng thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Câu 2: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n - 1)?
- Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Câu 3: Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội là gì? Cho ví dụ.
- Hiện tượng đa bội hóa là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (nhiều hơn 2n). Hiện tượng đa bội hóa tạo ra thể đa bội.
 - Cơ thể mang các tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên theo bội số n (lớn hơn 2a) gọi là thể đa bội.
Câu 4: Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường như thế nào?
- Sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm cho số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội, sự hình thành giao tử thông qua giảm phân và có sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh đã dẫn đến hình thành các thể đa bội.
Câu 5: Có thể nhận biết  các thể đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
- Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cày, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn. Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng, sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

Bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét