Like và share

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Câu hỏi ôn tập bài Lai một cặp tính trạng

Câu 1: Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa?
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Ví dụ minh họa: hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân thấp, quả lục, quả vàng, hạt trơn, hạt nhăn, quả tròn, quả dài...
Câu 2: Phát biểu nội dung của qui luật phân li?
- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong một cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như  ở cơ thể thuần  chủng của P.
Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào ?
- Bằng sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh. Sự phân li của cặp gen  Aa ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a . Đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Quy ước gen: A: hoa đỏ                     a: hoa trắng
- Sơ đồ lai:
P(t/c):     AA           x            aa
G:           A                            a
F1:                        Aa ( 100% hoa đỏ )
F1 x F1:    Aa         x             Aa
G:             A,a                       A,a
F2:        1AA  :  2Aa  :  1aa ( 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng )
Câu 4: Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
 - Vì F1  toàn cá kiếm mắt đen mà P thuần chủng nên tính trạng mắt đen trội hơn so với tính trạng mắt đỏ.
- Quy ước gen:   A: mắt đen              a: mắt đỏ
- Sơ đồ lai:
 P(t/c):    AA         x           aa
 G:          A                         a
 F1:           Aa ( 100% mắt đen )
 F1 x F1:  Aa        x            Aa
 G:           A,a                     A,a
F2:        1AA :  2Aa :  1aa ( 3 mắt đen :  1 mắt đỏ )

    Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 mắt đen : 1 mắt đỏ.
Câu 5: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
- Cần tiến hành phép lai phân tích. ( Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. )
Câu 6: Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?

- Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao. 
Câu 7: Trong dịp Tết Nguyên Đán, bé Lan cùng mẹ đi chơi xuân. Ghé lại bên đường, thấy những khóm hoa đẹp quá: nào là khóm trắng, nào là khóm đỏ. Sở dĩ Lan là một bé gái yêu màu đỏ nên liền hỏi mẹ ngay: Mẹ ơi cây hoa đỏ đó có kiểu gen như thế nào vậy mẹ? Vì kiến thức học đã lâu nên mẹ Lan không nhớ, chỉ nhớ được rằng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Các bạn hãy cho biết có thể làm những cách nào để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ nói trên?                           Theo đề bài ta quy ước gen:  A: hoa đỏ                 a: hoa trắng
Để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ nói trên, ta có thể có những cách sau:
- Cách 1: Vì cây hoa đỏ là cây mang tính trạng trội nên ta sử dụng phép lai phân tích. Đem cây hoa đỏ mang tính trạng trội (A-) cần xác định kiểu gen lai với cây mang tính trạng lặn là hoa trắng (aa).
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen dị hợp (Aa).
- Cách 2: Ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn. Đem giống cây hoa đỏ tự thụ phấn, tức là lai với chính nó.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen dị hợp (Aa).
ð Vậy với những cách làm trên các bạn có thể xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Câu 8: Ở người, thuận tay phải trội hoàn toàn so với thuận tay trái.
a.     Người đàn ông thuận tay trái muốn chắc chắn con sinh ra thuận tay phải thì phải kết hôn với người vợ có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
b.     Bố và mẹ đều thuận tay phải sinh ra con thuận tay trái thì kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ như thế nào?
Theo đề bài, ta quy ước gen:  A: thuận tay phải                   a: thuận tay trái
a.- Người đàn ông thuận tay trái có kiểu gen: aa nên khi giảm phân tạo giao tử sẽ cho một loại giao tử a.
   - Để chắc chắn sinh con thuận tay phải: A- =>kiểu gen của đứa con: Aa
ð Vậy người vợ phải có kiểu gen AA.
b.- Cặp vợ chồng thuận tay phải có kiểu gen: A-
   - Đứa con sinh ra thuận tay trái có kiểu gen: aa => phải nhận một giao tử a từ bố, 1 giao tử a từ mẹ.
=> Vậy bố và mẹ phải có kiểu gen Aa có kiểu hình là thuận tay phải.
Câu 9: Ở nông thôn, người dân sống chủ yếu nhờ vào  nghề trồng lúa. Đến  mùa thu hoạch lúa Tèo về quê cùng bố mẹ thăm ông bà.  Đi qua cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, nhìn sang  2 bên đường Tèo thấy: 1 bên lúa vàng  rộm bà con đang thu hoạch lúa, nhưng 1 bên kia lúa vẫn còn xanh. Tèo thắc mắc hỏi bố : “ Bố ơi sao lại có sự  khác biệt như vậy hả bố?”  Bố Tèo cho biết là do ở lúa tính trạng chín sớm trội hoàn toàn so với tính trạng chín muộn . Vậy theo các bạn để thu được 1 bên chín sớm  và 1bên chín muộn thì cặp bố mẹ đem lai đã có kiểu gen, kiểu hình như thế nào ? Và để bà con nông dân thu được 1 mùa lúa chín sớm thì cặp bố mẹ đem lai phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào ?
Quy ước gen:         T: chín sớm                    t: chín muộn
-         Xét đời con F1, ta có:
Chín sớm / Chín muộn = 1/1
-         Ta thấy F1 có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn là tỉ lệ của phép lai phân tích 
  ð P: Tt  x  tt  ( chín sớm x chín muộn )
-         Để thu được một mùa lúa chín sớm có kiểu gen A- , thì:
+ P: TT x TT ( chín sớm x chín sớm )
+ P: TT x Tt ( chín sớm x chín sớm )
+ P: TT x tt ( chín sớm x chín muộn )
  ð Vậy với kiểu gen, kiểu hình của các cặp bố mẹ đem lai nói trên sẽ đem lại một mùa lúa chín sớm góp phần giúp đỡ đời sống bà con nhân dân.
  Câu 10: Hãy trình bày nội dung qui luật phân li? Người ta đã ứng dụng qui luật phâ li như thế nào trong sản xuất? Lập sơ đồ lai minh họa.
-     -  Nội dung qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền đã phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
-         -  Ứng dụng:
+ Trên cơ thể sinh vật, thường những tính trạng trội là những tính trạng tốt; còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu, có hại. Do đó trong sản xuất để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi, người ta phải dùng cặp bố mẹ trong đó phải có ít nhất 1 cơ thể thuần chủng về tính trạng trội.
            SĐL: TH1: P(t/c): AA x AA
                               G     :  A       A
                                F1   :     AA
                    TH2:    P     : AA x Aa
                               G     :  A       A,a
                                F1   : 1AA : 1Aa
                     TH3:   P     : AA x aa
                                G     :  A      a
                                 F1   :     Aa
   + Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính trạng lặn là tính trạng xấu thì    người ta không sử dụng cơ thể dị hợp làm giống.
            SĐL: TH1: P: Aa    x    Aa
                              G: A,a          A,a
                              F1: AA : 2Aa : aa
                      TH2: P: Aa    x    aa
                               G: A,a          a
                               F1: Aa  :  aa       

Bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét